Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Suy nghĩ khác biệt của học sinh thế giới

Thứ năm, 1/12/2016 | 10:39 GMT+7

|

Thứ năm, 1/12/2016 | 10:39 GMT+7

Cô bé lớp 4 ở Hàn Quốc lo lắng về điểm số và ước mơ vào trường đại học hàng đầu, trong khi đó con trai người lao động nhập cư ở Trung Quốc muốn gia đình được đoàn tụ.

Trong hơn 8 năm, nhiếp ảnh gia Judy Gelles đã chụp và phỏng vấn hơn 300 học sinh lớp 4 trên thế giới, theo Huffington Post ngày 30/11. Cô đặt ra cho mỗi người 3 câu hỏi giống nhau: Em sống với ai? Em mong ước điều gì? Em lo lắng điều gì nhất?

Nam sinh lớp 4 tại một trường công ở Nicaragua cho biết có 10 người sống trong nhà và em phải ngủ cùng giường với anh trai. Bố làm việc ở Costa Rica, mẹ là đầu bếp nên em chỉ được gặp mẹ vào cuối tuần. Em muốn trở thành bác sĩ vì lo lắng cho sức khỏe của mẹ. Em rất sợ trộm cướp vì chúng từng lấy hết quần áo trong nhà. 

Một cô bé lớp 4 ở Nicaragua sống cùng bố mẹ và 3 anh em trai nhưng cũng chỉ được gặp bố vào cuối tuần bởi bố em làm việc ở một nông trại cà phê. Ông làm việc rất chăm chỉ, do đó thi thoảng bị sốt, đó là điều em lo lắng. Học sinh này có mong ước rất đơn giản là có thể lên lớp. 

Gelles có bằng thạc sĩ về tư vấn. Với thời gian phỏng vấn mỗi người từ 20 đến 30 phút, cô có cơ hội nhìn vào thế giới của từng đứa trẻ và cảm nhận sự khác biệt. Dự án của cô được bắt đầu vào năm 2008, sau khi làm tình nguyện viên ở một lớp 4 tại Philadelphia. 

Tại một trường công ở Mỹ, Gelles tiếp tục cuộc trò chuyện với một nữ sinh lớp 4. Cô bé này có hoàn cảnh đặc biệt hơn khi bố đang phải ngồi tù ở Mississippi. Em sẽ cùng mẹ, hai chị gái, chú và bà ngoại đi xe tải tới thăm bố vào tháng tới. 

Những bức ảnh của Gelles đều chụp sau lưng theo yêu cầu từ phía nhà trường. Cậu bé người Mỹ này đã chứng kiến anh em họ bị bắn chết, do đó em rất lo lắng cho sự an toàn của gia đình. "Em nghĩ không ai nên mang theo súng, kể cả cảnh sát. Nếu vậy thì sẽ không ai bị bắn cả", em nói. 

Một cậu bé lớp 4 ở Hàn Quốc cho biết sống trong gia đình ba thế hệ. Bố mẹ em đều là nhà thiết kế thời trang. "Em thích môn bóng chày. Khi lớn lên em muốn làm kỹ sư máy tính. Ước muốn của em la đạt 100 điểm ở mọi bài kiểm tra". 

Trao đổi với Huffington Post, nhiếp ảnh gia Gelles cho biết độ tuổi lớp 4 là hoàn hảo cho dự án này. "Các em bước vào tuổi niên thiếu nhưng chưa hẳn đã lớn, tuy phức tạp nhưng lại rất trung thực khi trả lời". 

Cô bé Hàn Quốc này có bố là chủ tiệm golf và mẹ ở nhà nội trợ. Hàng ngày, sau khi tan trường, em học tiếng Anh, khoa học, toán, đạo đức và đi ngủ lúc 11h30 tối. Em mong muốn vào được một trường đại học chất lượng Ivy League ở Hàn Quốc. Điều em lo lắng là điểm số bởi bố mẹ kỳ vọng rất nhiều. 

Một cậu bé ở Nam Phi có thể nói tiếng Anh, zulu, afrikaans và xhosa. Bố mẹ ly hôn, em chỉ được gặp bố mỗi năm một lần. Em ước có thể bay ngay đến chỗ bố. Điều em lo lắng nhất là không thể lên lớp, bởi nếu vậy mẹ sẽ rất giận dữ. 

Cô bé Nam Phi này nói tiếng Anh và zulu. Bố em là cảnh sát và mang theo súng bên người. Em ước mọi người trong gia đình, ở trường, trên thế giới ngừng tranh đấu với nhau. Em lo sợ một ngày nào đó sẽ bị giết. 

Tại một trường công ở Italy, học sinh này kể rằng bố em là người làm vườn và ông bán hoa kiếm sống cùng sự trợ giúp của vợ. "Em chơi trong đội bóng đá ở vị trí thủ môn. Em chẳng có ước muốn hay lo lắng gì cả", cậu bé nói. 

"Bố em làm xây dựng và mẹ là nhân viên bưu điện. Em thích ở với bà sau khi tan học. Em muốn làm việc trong một cửa hàng thời trang. Em lo lắng về kỳ thi trung học, nếu không đỗ thì không thể tốt nghiệp được", cô bé lớp 4 người Italy nói. 

Nữ sinh một trường tư Ấn Độ cho biết đang ăn chay. Bố mẹ em đều dạy ở trường cao đẳng kỹ thuật, mọi việc dọn dẹp trong nhà do người giúp việc làm. Khi lớn lên, em muốn trở thành bác sĩ nhi khoa, đến Mỹ và định cư ở đó. 

Con gái của dân lao động nhập cư ở Trung Quốc cho biết bố em là đầu bếp, chỉ về nhà vào thứ bảy; mẹ em làm việc ở một khách sạn. Em rất nhớ ông bà ở quê vì chỉ được thăm họ mỗi năm một lần. Ban đêm, em thường mơ bố mẹ sẽ biến mất. Mong muốn của em là được đến thăm Thượng Hải. 

Phiêu Linh

  • (28/11/2016)
  • (29/11/2016)
  • (22/11/2016)
  • (15/10/2016)


XEM THÊM http://ift.tt/2eFKc3W

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét