Hành tinh GJ 1132b được bao phủ bởi bầu khí quyển dày. Ảnh minh họa: Dana Berry. |
Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Keele, Anh phát hiện hành tinh GJ 1132b được bao phủ bởi bầu khí quyển dày, có thể nuôi dưỡng sự sống, Yahoo hôm 24/1 đưa tin.
GJ 1132b có khối lượng như Trái Đất, quay quanh một ngôi sao lùn đỏ loại M chỉ cách hành tinh của chúng ta 39 năm ánh sáng.
Các nhà khoa học đã quan sát khi GJ 1132b đi qua bề mặt ngôi sao của nó. Họ phát hiện hành tinh này có bầu khí quyển bởi nó hấp thụ một lượng ánh sáng nhỏ. Ngoài ra, bầu khí quyển có thể chứa nước, yếu tố cơ bản của sự sống.
"Đây là một bước tiến trong việc nghiên cứu khả năng nuôi dưỡng sự sống của hành tinh", John Southworth, làm việc tại Đại học Keele, cho biết.
Theo Scientific American, phát hiện này sẽ mở ra một "kỷ nguyên mới" trong quá trình tìm kiếm hành tinh có thể sống được.
"Việc phát hiện bầu khí quyển trên hành tinh đem lại hy vọng cho chúng ta", Julien de Wit, nhà thiên văn học làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, nói.
Hiền Anh
XEM THÊM http://ift.tt/2eFKc3W
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét